Panadol
Panadol Extra
Panadol Viên Sủi
Panadol Cảm Cúm
Panadol Extra with Optizorb
So sánh (0/5)
- Sản phẩm
- DẠNG BÀO CHẾ
- Tuổi
- CHỨC NĂNG CHÍNH
- Thành phần
Panadol
- Viên nén
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
Panadol Extra
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Panadol Viên Sủi
- VIÊN SỦI
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt nhanh
- 500 mg Paracetamol
Panadol Cảm Cúm
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm triệu chứng cảm cúm
- 500 mg Paracetamol
- 25 mg Caffeine
- 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Panadol Extra with Optizorb
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Minimise
Đau bụng kinh
Đối với trẻ em gái và phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho thai kỳ. Trong suốt thời gian này khi lớp niêm mạc của tử cung đang bong ra, sự xuất hiện của một số cơn đau quặn ở bụng dưới là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng có thể có một số cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phần trên của chân.
LỜI KHUYÊN ĐỂ KIỂM SOÁT ĐAU BỤNG HÀNH KINH
Cứ mỗi 10 phụ nữ lại có 9 người bị đau bụng khi hành kinh, và cũng có nhiều cách giảm đau khác nhau mà ta có thể áp dụng.6,7
Đau bụng hành kinh là gì?
Đau bụng hành kinh không có gì đáng lo ngại, cảm giác đau thường xuất hiện ở bụng dưới, và đôi khi xuất hiện ở phần lưng dưới và phần chân trên.1
Cơn đau thường bắt đầu trước hoặc trong lúc hành kinh, và có thể kéo dài trong một ngày, có khi là vài ngày. Phần lớn phụ nữ đều chịu đựng được, nhưng đôi khi cơn đau có thể ảnh hưởng đến học hành và công việc.1
Dưới đây là một vài gợi ý giúp giảm đau:
Làm nóng
Chườm ấm vùng bụng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Bạn hãy dùng miếng dán nóng hoặc chườm bụng bằng chai nước nóng.1,5
Tập thể dục
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng hành kinh.8
Massage
Bạn cũng có thể massage để làm giảm đau nhức toàn thân. Hãy thử nhẹ nhàng massage vùng bụng bị đau theo vòng tròn.2
Dùng thuốc giảm đau
Để giảm đau bằng thuốc hiệu quả, thử dùng các thuốc giảm đau không cần kê toa như paracetamol, NSAID hoặc aspirin. Những thuốc này đã được chứng minh giúp làm giảm đau bụng hành kinh và nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc có chứa 500mg paracetamol cộng với 65mg caffeine hiệu quả hơn hẳn thuốc chỉ chứa paracetamol.3,4
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Nếu bạn quan tâm đến tình trạng đau bụng hành kinh, hãy tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ, đặc biệt nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:1,2,9
- Đau nặng
- Đau bụng kể cả khi chưa đến kỳ kinh
- Khí hư âm đạo bất thường, đặc biệt là rất dày hoặc có mùi khó chịu
- Sốt và đau vùng xương chậu
Tài liệu tham khảo:
1. Patient UK. Period pain (dysmenorrhoea). Available at http://www.patient.co.uk/health/Period-Pain-(Dysmenorrhoea).htm. Accessed July 2010.
2. UK NHS Choices. Periods – painful. Available at http://www.nhs.uk/Conditions/Periods-painful/Pages/Introduction.aspx. Accessed July 2010
3. Milsom I, et al. Comparison of the efficacy and safety of nonprescription doses of naproxen and naproxen sodium with ibuprofen, acetaminophen, and placebo in the treatment of primary dysmenorrhea: a pooled analysis of five studies. Clin Ther. 2002; 24:1384–1400.
4. Ali Z, et al. Efficacy of a paracetamol and caffeine combination in the treatment of the key symptoms of primary dysmenorrhoea. Curr Med Res Opin. 2007; 23: 841–851.
5. UK Clinical Knowledge Summaries. Dysmenorrhoea. Available at: http://www.cks.nhs.uk/dysmenorrhoea. Accessed July 2010.
6. Jamieson DJ, Steege JF. The prevalence of dysmenorrhea, dyspareunia, pelvic pain, and irritable bowel syndrome in primary care practices. Obstet Gynecol. 1996; 87(1): 55–58.
7. Parker MA, et al. The menstrual disorder of teenagers (MDOT) study: determining the typical menstrual patterns and menstrual disturbance in a large population-based study of Australian teenagers. BJOG. 2010: 11: 186-192.
8. Brown J, Brown S. Exercise for dysmenorrhoea. Cochrane Database of Systematic Reviews 2010, Issue 2. Art. No.: CD004142. DOI: 10.1002/14651858.CD004142.pub2.
9. Medline. Menstrual periods – heavy, prolonged or irregular. Available at: http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003263.htm. Accessed July 2010.