Panadol
Panadol Extra
Panadol Viên Sủi
Panadol Cảm Cúm
Panadol Extra with Optizorb
So sánh (0/5)
- Sản phẩm
- DẠNG BÀO CHẾ
- Tuổi
- CHỨC NĂNG CHÍNH
- Thành phần
Panadol
- Viên nén
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
Panadol Extra
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Panadol Viên Sủi
- VIÊN SỦI
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt nhanh
- 500 mg Paracetamol
Panadol Cảm Cúm
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm triệu chứng cảm cúm
- 500 mg Paracetamol
- 25 mg Caffeine
- 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Panadol Extra with Optizorb
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Minimise
Đau tai
Đau tai là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Cơn đau tai có thể xuất hiện thình lình và gây cảm giác nhói, hoặc gây mờ mắt và đau âm ỉ. Có nhiều nguyên nhân khả dĩ gây đau tai như nhiễm trùng xoang, ráy tai, viêm amidan, và nghiến răng. Nhưng loại nhiễm trùng tai thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp tính, hay nhiễm trùng tai giữa, và đặc trưng là phần tai giữa sưng và nhiễm trùng.
KIỂM SOÁT ĐAU TAI VÀ NHIỄM TRÙNG TAI
Đau tai là 1 trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Các bậc phụ huynh thường hay phải đưa trẻ đi khám đau tai. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị đau là do nhiễm trùng tai giữa, hay còn gọi là viêm tai giữa.1,2
Nguyên nhân gây đau tai là gì?
Ống Eustachian – kết nối mũi và tai – bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng viêm tai giữa. Khi trẻ bị cảm lạnh, ống Eustachian có thể bị nghẹt, tạo dịch bên trong tai, dẫn đến đau tai.1,2
Trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn bởi vì sức đề kháng của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Khi một đứa trẻ tròn sáu tuổi, trẻ sẽ ít bị nhiễm trùng tai hơn vì ống Eustachian đã hoàn chỉnh và ít có bị nghẹt hơn. 1,2
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng chính của viêm tai giữa là:1-4
- Đau tai
- Sốt
- Đau đầu
- Chảy nước tai
- Điếc nhẹ
- Khó ngủ
- Chán ăn.
Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, thì chứng viêm tai giữa thường rất khó phát hiện. Hơn nữa, khi nhìn thấy các triệu chứng sau ở trẻ, phụ huynh rất dễ cho rằng trẻ chỉ đang mệt hay khó chịu mà thôi 1-4
- Kéo hoặc giật tai
- Cáu gắt
- Khó ngủ vào ban đêm
- Chán ăn
- Mất thăng bằng
- Sốt
- Mệt mỏi hoặc khó ngủ
- Điếc nhẹ.
Cách kiểm soát cơn đau tai ở trẻ em
Thường thì chứng viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Khi điều trị tại nhà, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol để giảm đau, vì thuốc có thể xoa dịu cơn đau do viêm tai giữa và giúp hạ sốt. Không dùng Aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi đang bị sốt.1,3,4
Tài liệu tham khảo
1. Scottish Intercollegiate Guidelines Network. Diagnosis and management of childhood otitis media in primary care. A national clinical guideline. SIGN 66. February 2003. Available at: http://www.sign.ac.uk/pdf/sign66.pdf
2. UK NHS Choices. Otitis media. Available at: http://www.nhs.uk/conditions/otitis-media/Pages/Introduction.aspx?print=634161067689386100. Accessed July 2010.
3. American Academy of Pediatrics and American Academy of Family Physicians. Clinical Practice Guideline. Subcommittee on management of otitis media. Diagnosis and management of acute otitis media. Pediatrics, 2004; 113: 1451-1465. Available at: http://aappolicy.aappublications.org/cgi/reprint/pediatrics;113/5/1451
4. UK NHS Choices. Reye’s Syndrome. Available at: http://www.nhs.uk/conditions/reyes-syndrome/Pages/Introduction.aspx. Accessed July 2010.