Panadol
Panadol Extra
Panadol Viên Sủi
Panadol Cảm Cúm
Panadol Extra with Optizorb
So sánh (0/5)
- Sản phẩm
- DẠNG BÀO CHẾ
- Tuổi
- CHỨC NĂNG CHÍNH
- Thành phần
Panadol
- Viên nén
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
Panadol Extra
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Panadol Viên Sủi
- VIÊN SỦI
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt nhanh
- 500 mg Paracetamol
Panadol Cảm Cúm
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm triệu chứng cảm cúm
- 500 mg Paracetamol
- 25 mg Caffeine
- 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Panadol Extra with Optizorb
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Minimise
Bệnh viêm khớp xương mạn tính
Có đến 150 loại viêm khớp, nhưng loại phổ biến nhất là viêm khớp xương mạn tính. Đây là tình trạng thoái hóa khớp, và mức độ nghiêm trọng có thể dao động từ cơn đau nhẹ đến khá nặng. Thường bắt đầu bằng sự thương tổn các mô khớp mềm như sụn và có thể gây cứng khớp và bất động khớp. Mọi người đều có thể mắc bệnh viêm khớp xương mạn tính - đàn ông và phụ nữ, người già và cả trẻ em. Thông thường, viêm khớp xương mạn tính ảnh hưởng đến đầu gối, hông, cột sống và bàn tay.
VIÊM XƯƠNG KHỚP & CÁCH KIỂM SOÁT
Viêm khớp xảy ra ở cả nam và nữ, người già và trẻ nhỏ. Có hơn 100 loại viêm khớp và loại phổ biến nhất là viêm xương khớp.1-3
Viêm xương khớp: một loại bệnh thoái hóa khớp
Sụn khớp thoái hóa gây ra tình trạng viêm xương khớp. Sụn là lớp đệm bảo vệ giữa 2 đầu xương và giúp giảm sự cọ xát của xương khi chúng ta di chuyển. Giống như tất cả các bộ phận giảm chấn khác, sụn cũng thoái hóa theo độ tuổi và theo mức độ hoạt động của khớp. Khi sụn thoái hóa, lớp đệm bảo vệ xương cũng mòn đi.4
Viêm xương khớp:1,5
- ảnh hưởng đến nhiều khớp, chẳng hạn như khớp bàn tay, đầu gối, hông và cột sống
- ngày càng trở nặng, khiến cho phần sụn gắn với xương có thể bị long ra. Xương có thể bắt đầu cọ xát vào nhau, gây đau, sưng hoặc bị hủy hoại. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau dai dẳng
- gây đau và cứng khớp. Những triệu chứng này có thể trở nặng khi khớp không được vận động sau một khoảng thời gian
- giảm vận động khớp, làm khớp kém linh hoạt vì các khớp bị ảnh hưởng không thể co gập dễ dàng đủ biên độ.
- gây đau mạn tính và tàn tật nặng trong trường hợp nghiêm trọng, và có thể ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật như đi bộ, leo cầu thang hoặc mở nắp lọ.
Yếu tố nguy cơ gây viêm xương khớp
Tuổi tác là một trong các yếu tố gây viêm xương khớp. Giai đoạn từ 40 tuổi trở đi, chúng ta thường mắc bệnh viêm xương khớp. Viêm xương khớp phổ biến và nặng hơn ở phụ nữ, đặc biệt là ở đầu gối và bàn tay .5
Viêm xương khớp không phải một bệnh dễ phòng ngừa, do có nhiều yếu tố góp phần thúc đẩy bệnh:
- chấn thương khớp có thể làm tăng nguy cơ hình thành viêm xương khớp trong tương lai (ví dụ: viêm mỏm trên lồi cầu ngoài). Không nên vận động quá sức phần khớp bị đau hoặc bị tổn thương và cố gắng tránh các động tác lặp đi lặp lại hoặc vận động khớp quá sức.5
- thừa cân hoặc béo phì có thể dẫn đến viêm xương khớp. Thừa cân sẽ gây áp lực lên khớp, đặc biệt là đầu gối và hông, và có thể dẫn đến đau đầu gối hoặc đau lưng5
- khi lựa chọn điều trị viêm xương khớp mức độ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa và liệu pháp nhiệt để giảm đau. Cẩm nang y khoa khuyến cáo nên dùng thuốc giảm đau chứa paracetamol để kiểm soát cơn đau viêm xương khớp.3,6-8
- Hoạt động vật lý trị liệu bao gồm các bài tập tăng cường, tích cực hoạt động, giảm cân và duy trì một thái độ sống tích cực cũng có thể giúp kiểm soát bệnh viêm xương khớp.3
Tài liệu tham khảo
1. Arthritis Care UK, Understanding Arthritis Booklet.
2. Arthritis Care UK, Osteoarthritis, Available at http://www.arthritiscare.org.uk/AboutArthritis/Conditions/Osteoarthritis
3. Zhang W, et al. OARSI recommendations for the management of hip and knee osteoarthritis, Part II: OARSI evidence-based, expert consensus guidelines. Osteoarthritis Cartilage, 2008; 16: 137−162. Available at: http://www.oarsi.org/pdfs/oarsi_recommendations_for_management_of_hip_and_knee_oa.pdf
4. European Action Towards Better Musculoskeletal Health. A Guide to the Prevention and Treatment of Musculoskeletal conditions for the Healthcare Practitioner and Policy Maker. A Bone and Joint Decade Report 2005.
5. Arthritis Care UK, Living with Osteoarthritis Booklet. November 2009.
6. National Collaborating Centre for Chronic Conditions. Osteoarthritis: national clinical guideline for care and management in adults. London: Royal College of Physicians, 2008. Available at: http://www.nice.org.uk/CG059fullguideline.
7. Jordan KM, et all. EULAR recommendations 2003: an evidence based approcah to the management of knee osteoarthritis: Report of a Task Force of the Standing Committee for International Clinical Studies Including Therapeutic Trials (ESCISIT). Rheum Dis, 2003; 62: 1145−1155. Available at: http://ard.bmjjournals.com/cgi/content/full/62/12/1145.
8. The Royal Australian College of General Practitioners. Guideline for the non-surgical management of hip and knee osteoarthritis. July 2009. Available at: http://www.nhmrc.gov.au/_files_nhmrc/file/publications/synopses/cp117-hip-knee-osteoarthritis.pdf