Close
Close

Panadol

Close

Panadol Extra

Close

Panadol Viên Sủi

Close

Panadol Cảm Cúm

Close

Panadol Extra with Optizorb

  • Sản phẩm
  • DẠNG BÀO CHẾ
  • Tuổi
  • CHỨC NĂNG CHÍNH
  • Thành phần
Close
Colourfree Baby Drops

Panadol

  • Viên nén
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
Close
Colourfree Suspension

Panadol Extra 

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
Close
Chewable Tablet

Panadol Viên Sủi

  • VIÊN SỦI
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt nhanh
  • 500 mg Paracetamol
Close
Suppositories

Panadol Cảm Cúm

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm triệu chứng cảm cúm
  • 500 mg Paracetamol
  • 25 mg Caffeine
  • 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Close
Suppositories

Panadol Extra with Optizorb

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
Em bé trai dễ thương cùng thú nhồi bông
Em bé trai dễ thương cùng thú nhồi bông

Tiêu chảy và Nôn mửa

Đối với trẻ em, bệnh tiêu chảy thường tự hết trong vòng 5-7 ngày và hiếm khi kéo dài hơn hai tuần. Khi trẻ bị nôn mửa, thường là vì cơ thể của trẻ đang cố gắng loại trừ vi khuẩn hoặc một số độc tố khác.

XỬ LÝ NÔN MỬA VÀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ

Nôn mửa và tiêu chảy có thể khiến trẻ mất rất nhiều nước. Điều này rất nguy hiểm đặc biệt là khi thời tiết oi bức hoặc khi trẻ đang sốt.

Tiêu chảy

Điều này xảy ra khi con bạn đi phân lỏng và thường xuyên hơn bình thường. Có thể có nhầy hoặc có máu trong phân, và phân rất nặng mùi.

Nôn mửa ở trẻ nhũ nhi

Thường thì trẻ nhũ nhi nào cũng ọc sữa chút đỉnh. Nhưng nếu bé bất ngờ nôn mửa rất nhiều hoặc cứ một hai giờ bé lại nôn một lần, đó là dấu hiệu sức khỏe bé đang có vấn đề. Cũng có khi đi kèm theo nôn mửa là các dấu hiệu bệnh như sốt hoặc tiêu chảy.

Lời khuyên cho trẻ nhũ nhi dưới sáu tháng tuổi

  • Bạn không nên tự mình xử lý mà phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức
  • Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ (chia thành các cữ bú ít và đều đặn)
  • Hãy ngừng lại nếu bạn đang cho bé bú bình. Thay vào đó, hãy cho bé uống các dung dịch bù nước hoặc 50ml nước sôi để nguội đều đặn mỗi giờ cho đến khi bác sĩ khám cho bé.

Lời khuyên cho trẻ nhũ nhi trên sáu tháng tuổi

  • Hãy tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Bạn cũng nên cho trẻ uống 50 - 100ml nước giữa các cữ sữa 
  • Nếu bạn đang cho bé dùng sữa công thức, hãy ngừng lại trong vòng từ 12 tới 24 giờ. Thay vào đó, hãy cho bé uống nước. Khi trẻ hết nôn và tiêu chảy, hoặc sau 24 giờ, bạn có thể pha sữa cho bé bú trở lại.
  • Nếu trẻ đã ăn dặm, bạn hãy ngừng cho bé ăn. 24 giờ sau đó, bạn hãy từ từ cho trẻ ăn lại cơm, khoai tây, bánh mì, hoặc bột ăn dặm. Hãy giúp trẻ quay về chế độ ăn thường ngày trong vòng từ hai đến ba ngày sau khi bệnh tình thuyên giảm
  • Không cho dùng thuốc trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ
  • Cho trẻ uống dung dịch bù nước dạng lỏng hoặc dạng bột hòa tan  có bán tại các nhà thuốc. Dung dịch này giúp bổ sung lại cho trẻ các khoáng chất quan trọng như đường và muối
  • Nếu không có sẵn dung dịch bù nước dạng uống, bạn cũng có thể dùng nước trái cây không đường hoặc thuốc dạng nước giải khát nhưng nhớ hết sức thận trọng khi sử dụng.

Hãy đưa bé đi khám bác sĩ nếu:

  • bé dưới sáu tháng tuổi bị nôn mửa, tiêu chảy
  • bé dưới sáu tháng tuổi và bị sốt từ 38°C trở lên
  • bé liên tục nôn mửa, cứ vừa uống vào là lại nôn ra ngay
  • bé mửa mật (màu xanh), hoặc có dấu máu trong chất nôn
  • bé đi phân có máu hoặc nhầy 
  • không tè sau bốn đến sáu giờ đồng hồ

CHVN/CHPAN/0015/16p

Bài viết liên quan

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ 40-60% trẻ bị sốt mỗi năm. 37°C là nhiệt độ bình thường của cơ thể, tuy nhiên nhiệt độ này

Xem thêm

Sốt ở trẻ em – khi nào cần gặp bác sĩ

Trẻ bị sốt khi thân nhiệt đo bằng đường miêng cao hơn 37,5°C . Điều này rất thường gặp và trong hầu hết các trường hợp triệu chứng sốt sẽ tự thuyên giảm.

Xem thêm

Cách xử lý tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ em cũng có thể bị đau đầu và thường thì trẻ sẽ than với bố mẹ. Trẻ đau đầu thường là do trong người không khỏe hoặc bị nhiễm vi-rút.

Xem thêm

Chứng cảm lạnh thường gặp ở trẻ em và cách kiểm soát

Cảm lạnh là triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung thường dễ bị cảm lạnh hơn so với

Xem thêm

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan