Close
Close

Panadol

Close

Panadol Extra

Close

Panadol Viên Sủi

Close

Panadol Cảm Cúm

Close

Panadol Extra with Optizorb

  • Sản phẩm
  • DẠNG BÀO CHẾ
  • Tuổi
  • CHỨC NĂNG CHÍNH
  • Thành phần
Close
Colourfree Baby Drops

Panadol

  • Viên nén
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
Close
Colourfree Suspension

Panadol Extra 

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
Close
Chewable Tablet

Panadol Viên Sủi

  • VIÊN SỦI
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt nhanh
  • 500 mg Paracetamol
Close
Suppositories

Panadol Cảm Cúm

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm triệu chứng cảm cúm
  • 500 mg Paracetamol
  • 25 mg Caffeine
  • 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Close
Suppositories

Panadol Extra with Optizorb

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
Cặp đôi đi cắm trại mùa thu
Couple At Fall Picnic

Cảm lạnh & Cảm Cúm

Mọi người đều sẽ bị cảm lạnh vào một thời điểm nhất định. Có hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra cảm lạnh, nhưng rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất. Triệu chứng của cảm lạnh thường bao gồm sổ mũi và hắt hơi. Lưu ý là cảm lạnh không giống cảm cúm. Các triệu chứng của cảm cúm nặng hơn và có thể bao gồm sốt và ớn lạnh, đau nhức, ngủ lịm và đau đầu.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU XOANG

Đau xoang bao gồm nhiều triệu chứng tương tự như cảm lạnh - nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và ho, kèm theo cảm giác đau ở vùng mặt.

Hiểu về xoang

Xoang chính là bốn cặp khoang chứa đầy không khí ở phần đầu của cơ thể.1 đóng vai trò đảm bảo không khí đi vào qua mũi ở nhiệt độ thích hợp và chứa hàm lượng nước cần thiết ngay trước khi đi vào phổi của bạn.2

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng, đường mũi bị viêm có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn (nghẹt mũi). Khi đường mũi bị tắc nghẽn, vi khuẩn và mầm bệnh có thể phát triển trong xoang, làm cho bạn bị đau ở vùng mặt (cơn đau sẽ nặng hơn khi bạn nghiêng người về phía trước), đau đầu do viêm xoang, có cảm giác đau tức từ bên trong và thậm chí là đau răng.2,3

Hai chị em trong phòng ngủ cùng sách cũ và tách cà phê trên tay, mặc áo len ấm

Lời khuyên để kiểm soát đau xoang

Để giảm bớt tình trạng đau và tắc nghẽn xoang, bạn có thể làm theo các hướng dẫn sau: 2,3

  • Uống nhiều nước để giúp làm loãng chất nhầy trong xoang
  • Chườm mặt với khăn ấm và ẩm nhiều lần trong ngày
  • Xông mũi từ 2 tới 4 lần mỗi ngày – đặt 1 bát nước nóng trước mặt, phủ khăn lông lên đầu để giữ cho hơi nước bốc lên khoang mũi
  • Tránh môi trường khô, sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm không khí
  • Xịt rửa mũi bằng nước muối nhiều lần trong ngày để loại bỏ màng nhầy đặc và giúp xoang thông thoáng
  • Tránh những thứ có thể gây kích ứng mũi như khói thuốc lá
  • Tránh ra vào những nơi nhiệt độ quá chênh lệch, tránh cúi đầu.
Phụ nữ bị cảm và chàng trai đem tách trà chanh

Có thể dùng thuốc để cải thiện tình hình. Thuốc giảm đau chứa paracetamol hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau xoang và đau đầu. Thuốc thông mũi có thể giảm bớt nghẹt mũi và có nhiều dạng như nhỏ giọt, dạng xịt mũi, viên uống và các loại bột hòa tan dùng để uống nóng.

Cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc thông mũi không cần kê toa vì ban đầu có thể có tác dụng nhưng tình hình có thể tệ hơn nếu dùng lâu hơn từ 3 đến 5 ngày.

Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ

Đối với hầu hết mọi người, khi không còn tắc nghẽn, cơn đau xoang sẽ thuyên giảm. Nếu triệu chứng cảm lạnh và đau xoang kéo dài trong 10 ngày hoặc lâu hơn, hoặc các triệu chứng trở nặng trong vòng 10 ngày sau khi chứng cảm lạnh bắt đầu thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị cảm cúm.3

CHVN/CHPAN/0015/16r

Tài liệu tham khảo

1.      US National Institutes for Health. National Institute of Allergy and Infectious Diseases. Sinus infection (sinusitis). Available at: http://www.niaid.nih.gov/topics/sinusitis/Pages/Index.aspx. Accessed August 2010.

2.      UK NHS Choices. Sinusitis. Available at: http://www.nhs.uk/Conditions/Sinusitis/Pages/Introduction.aspx. Accessed August 2010.

3.     US Medline Plus. Sinusitis. Available at: http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000647.htm. Accessed August 2010

 

Bài viết liên quan

Khi nào cần gặp bác sĩ nếu có triệu chứng dị ứng và triệu chứng xoang

Dị ứng có thể gây ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đau xoang. Đây là những phản ứng của cơ thể với các chất vô hại thường được gọi là

Xem thêm

Viêm xoang và dị ứng: nguyên nhân gây hắt hơI

Hắt hơi được xem là một phản xạ bình thường, một dạng phản ứng không kiểm soát được đối với kích ứng từ bên trong mũi. Đây là cách cơ thể loại bỏ các nhân tố gây kích ứng mũi như bụi.

Xem thêm

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan