Panadol
Panadol Extra
Panadol Viên Sủi
Panadol Cảm Cúm
Panadol Extra with Optizorb
So sánh (0/5)
- Sản phẩm
- DẠNG BÀO CHẾ
- Tuổi
- CHỨC NĂNG CHÍNH
- Thành phần
Panadol
- Viên nén
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
Panadol Extra
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Panadol Viên Sủi
- VIÊN SỦI
- 12+ TUỔI
- Giảm đau - Hạ sốt nhanh
- 500 mg Paracetamol
Panadol Cảm Cúm
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm triệu chứng cảm cúm
- 500 mg Paracetamol
- 25 mg Caffeine
- 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Panadol Extra with Optizorb
- VIÊN NÉN
- 12+ TUỔI
- Giảm mạnh các cơn đau – Hạ sốt
- 500 mg Paracetamol
- 65 mg Caffeine
Minimise
Bệnh viêm khớp xương mạn tính
Có đến 150 loại viêm khớp, nhưng loại phổ biến nhất là viêm khớp xương mạn tính. Đây là tình trạng thoái hóa khớp, và mức độ nghiêm trọng có thể dao động từ cơn đau nhẹ đến khá nặng. Thường bắt đầu bằng sự thương tổn các mô khớp mềm như sụn và có thể gây cứng khớp và bất động khớp. Mọi người đều có thể mắc bệnh viêm khớp xương mạn tính - đàn ông và phụ nữ, người già và cả trẻ em. Thông thường, viêm khớp xương mạn tính ảnh hưởng đến đầu gối, hông, cột sống và bàn tay.
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG KHỚP
- NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM XƯƠNG KHỚP
Thông thường, viêm xương khớp là do sụn khớp bị thoái hóa. Sụn khỏe mạnh sẽ giúp xương khớp vận động trơn tru. Khi sụn bị tổn thương hoặc thoái hóa, các đầu xương cọ xát vào nhau gây cảm giác sưng đau, làm xương khớp vận động kém linh hoạt.1,3
- TRIỆU CHỨNG VIÊM XƯƠNG KHỚP
Triệu chứng chính của viêm xương khớp là đau khớp. Đau khớp nhẹ chỉ gây cảm giác khó chịu, nhưng đau khớp nặng có thể làm mất khả năng vận động. Càng vận động khớp càng đau, nghỉ ngơi sẽ làm dịu cơn đau khớp.4
Khi bệnh viêm xương khớp tiến triển, cơn đau dai dẳng kéo dài ngay cả khi không vận động, hoặc thậm chí cơn đau có thể ập đến vào ban đêm khi bạn đang ngủ. Viêm xương khớp có thể gây cứng khớp, làm khớp không thể gập hay vận động bình thường.4
- ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG KHỚP
Để điều trị viêm xương khớp, ta cần thay đổi thái độ sống và lối sống. Các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục, chẳng hạn, giúp cải thiện vận động khớp và giảm đau. Thay đổi chế độ ăn uống cũng giúp duy trì trọng lượng lý tưởng và giảm bớt áp lực lên các khớp.4
Vì viêm xương khớp là bệnh dai dẳng nên người bệnh sẽ cần đến các phương pháp giảm đau:2,5-7
- thuốc giảm đau, ví dụ như là paracetamol
- các loại kem, gel hoặc thuốc bôi ngoài da giúp giảm viêm khớp
- thực phẩm bổ sung, ví dụ như là glucosamine
- thuốc chống viêm không steroid NSAID (có thể cần bác sĩ kê toa).
Nếu bạn bị viêm xương khớp, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo:
1. Arthritis Care UK, Understanding Arthritis Booklet.
2. Zhang W, et al. OARSI recommendations for the management of hip and knee osteoarthritis, Part II: OARSI evidence-based, expert consensus guidelines. Osteoarthritis Cartilage, 2008; 16: 137−162. Available at: http://www.oarsi.org/pdfs/oarsi_recommendations_for_management_of_hip_and_knee_oa.pdf
3. European Action Towards Better Musculoskeletal Health. A Guide to the Prevention and Treatment of Musculoskeletal conditions for the Healthcare Practitioner and Policy Maker. A Bone and Joint Decade Report 2005.
4. Arthritis Care UK, Living with Osteoarthritis Booklet. November 2009.
5. National Collaborating Centre for Chronic Conditions. Osteoarthritis: national clinical guideline for care and management in adults. London: Royal College of Physicians, 2008. Available at: http://www.nice.org.uk/CG059fullguideline.
6. Jordan KM, et all. EULAR recommendations 2003: an evidence based approcah to the management of knee osteoarthritis: Report of a Task Force of the Standing Committee for International Clinical Studies Including Therapeutic Trials (ESCISIT). Rheum Dis, 2003; 62: 1145−1155. Available at: http://ard.bmjjournals.com/cgi/content/full/62/12/1145.
7. The Royal Australian College of General Practitioners. Guideline for the non-surgical management of hip and knee osteoarthritis. July 2009. Available at: http://www.nhmrc.gov.au/_files_nhmrc/file/publications/synopses/cp117-hip-knee-osteoarthritis.pdf